Khám phá lễ Hội Đua Bò Bảy Núi tại An Giang
Mời bạn cùng ghé thăm vùng đất Bảy Núi An Giang vào mùa lễ hội để tận hưởng những phút giây hào hứng và sống động của trận đua bò vô cùng hoành tráng!
Những chú bò đang gắng hết sức chạy về đích, và đằng kế tiếp có người chỉ huy, đây là một hình ảnh trong lễ hội đua bò độc đáo của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Được giữ gìn và phát huy qua nhiều năm, lễ hội đua bò ngày nay vẫn giữ được sự nồng nhiệt và nhận được sự quan tâm của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.
Tham khảo thêm tour du lịch miền tây của công ty Đất Việt Tour tại đây, hoặc liên hệ 1800 6700 để được tư vấn chi tiết
Thời gian
Lễ hội Đua bò Bảy Núi được tổ chức vào lễ “Đôn ta” (lễ cúng Ông Bà), từ ngày 9 đến ngày 10/10 âm lịch hàng năm. “Đôn-ta” là một trong những lễ lớn của đồng bào dân tộc Khmer, đây là dịp để người dân biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên, ông bà và công lao của những người đã khuất.
Cảnh tượng hoàng tráng
Ngày xưa, khi việc đồng áng đang vào mùa, bà con Khmer ở tịnh Biên – Tri Tôn thường tổ chức lễ hội đua bò để tạo sự hưng phấn, kích thích sản xuất và chào mừng một vụ mùa mới. Vào mùa gặt, họ thường tổ chức đua xe bò trên lọ đất, còn mùa cấy thì đua bò kéo bừa trên nền ruộng trên.
Mỗi năm vào mùa cấy nhiều nông dân Khmer từ các phum, sóc kéo cày đến cày ruộng cho chùa. Để tạo không khí tươi vui, mọi người đã rủ nhau cày, bừa đua, dần dần thành thông lệ, Sư cả của các chùa đã đứng ra tổ chức, tặng thưởng cho các đôi thắng cuộc. Từ đó, hội Đua bò Bảy Núi ra đời và trở thành lễ hội cổ truyền hàng năm của người dân tộc Khmer.
Không ít người dân cổ vũ
Trong các lễ hội của người Khmer thì lễ hội Đua bò được bà con hâm mộ nhất. Khi nước sông Mê Kông cuồn cuộn đổ về bồi đắp phù sa cho ĐBSCL, đó cũng là lúc đồng bào Khmer náo nức đón lễ Dol-ta và Tết cổ truyền. Ngày tết nào cũng thế, không thể thiếu hội Đua bò Bảy Núi – lễ hội thể thao truyền thống đặc trưng của đồng bào dân tộc Khmer ở Tri Tôn và Tịnh Biên.
Lễ hội đặc sắc
Tổ chức
Để chuẩn bị cho cuộc đua, ban tổ chứ sẽ lựa chọn 1 thửa ruộng bằng phẳng, với diện tích khoảng 200 x 100 (m) có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần. Đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát sẽ cắm 2 cây cờ màu xanh lá cây, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, tương tự ở điểm đích. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.
Thể lệ
Trước khi đua, mọi đội thi sẽ được bốc thăm hoặc lựa chọn thứ tự thi. Đôi bò nào chạy ra khỏi khu vực thi hoặc tạt ra ra 2 bên sẽ bị loại. Đôi bò sau dẫm lên giàn bừa của đôi bò trước là thắng cuộc. Người điều khiển bò phải thật vững chãi và đủ bình tĩnh, mới hi vọng giành chiến trong cuộc thi.
Những chú bò dũng mãnh
Từng đôi bò sẽ mang một chiếc bừa đặc biệt, bên dưới là răng bừa. Người điều khiển bò cầm roi mây, khi nghe hiệu lệnh của trọng tài, người điều khiển sẽ dùng cây xà-lul chích vào mông bò để chúng chạy nhanh về phía trước. Điều quan trọng là phải làm sao cho cả hai chú bò cùng chạy một lúc, vận tốc đua ngang nhau thì cuộc chiến mới quyết liệt và hấp dẫn.
Niềm vui ngày hội
Trước ngày hội, bà con trong vùng đã được thông báo và loan tin để sục sôi khí thế. Đúng ngày, mọi người náo nức cùng nhau kéo đến trường đua để cổ vũ cho các cặp thi đấu mà hâm mộ. Có người mang theo xoong, nồi, mắm, muối nấu ăn tại chỗ để xem cho trọn vẹn cuộc đua. Mọi người thi nhau reo hò, cổ vũ nồng nhiệt, khua chiêng, múa trống càng làm tăng thêm tinh thần chiến đấu của các đội thi. Sau những giờ phút cam go, đôi bò về đích và người điều khiển bò giỏi nhất sẽ nhận được sự tán thưởng của mọi người và giải thưởng của ban tổ chức.
Những người điều khiển trẻ khỏe
Theo quan niệm của người trong vùng, đua bò có một ý nghĩa hết sức đặc biệt. Người điều khiển bò giỏi nhất giành chiến thắng không chỉ mang đến niềm kiêu hãnh mà còn mang đến cho phum sóc nơi họ sống một niềm vui, một nghị lực để mang về một mùa bội thu, dân làng no ấm.
-st